Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì và những điều phụ huynh cần biết

October 15, 2020
Sản phụ khoa

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì khiến cả các bé gái và bậc phụ huynh lo lắng, bất an. Liệu đây có phải là dấu hiệu của bệnh lý nào không hay là hiện tượng sinh lý bình thường? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của bác sĩ chuyên khoa Bệnh viện Hồng Hà để có câu trả lời nhé!

1. Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì là như thế nào?

Thông thường, các bé gái ở độ tuổi từ 9 tuổi đến 15 tuổi sẽ xuất hiện kinh nguyệt. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố mà các bé có kinh kì muộn hơn hoặc kinh nguyệt không theo một chu kỳ ổn định.

Có thể trễ hơn hoặc sớm hơn vài ngày, cũng có khi 3 tháng không có kinh. Đây gọi là kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì.

kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì

Tình trạng này diễn ra phổ biến ở hầu hết các bạn nữ đang trong độ tuổi dậy thì. Do nội tiết tố giai đoạn này chưa ổn định dẫn đến sự rối loạn.

2. Nguyên nhân kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì?

Nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì được xác định bởi các yếu tố như:

2.1. Dùng thuốc tránh thai

Lạm dụng thuốc tránh thai không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản, mà còn gây rối loạn kinh nguyệt.

Thành phần ethinylestradiol trong thuốc tránh thai gây ức chế hoạt động bài tiết LH và FSH của tuyến yên.

2.2. Hoạt động quá sức

Hoạt động, tập luyện quá sức có thể tăng nguy cơ khiến kinh nguyệt không đều. Tập luyện thể thao đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe khi bạn có chế độ rèn luyện điều độ.

nguyên nhân kinh nguyệt ko đều ở tuổi dậy thì

2.3. Chế độ ăn uống

Có thể khẳng định chế độ ăn uống là như một con dao hai lưỡi đối với tuổi dậy thì của nữ giới. Tại sao lại như vậy?

Nếu các bé gái có một chế độ ăn uống khoa học sẽ tạo điều kiện giúp kinh nguyệt được điều hòa.

Tuy nhiên, nếu chế độ ăn không lành mạnh với các thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp,... có thể gây suy dinh dưỡng, rối loạn kinh nguyệt.

2.4. Tâm sinh lý biến động

Tuổi dậy thì là giai đoạn nhạy cảm của các bé gái, độ tuổi dễ bị kích động. Do đó, những áp lực từ bài vở ở trường, gia đình có thể khiến các con dễ bị căng thẳng, tăng rối loạn cảm xúc,...

Nếu không có sự thấu hiểu từ bố mẹ, các con sẽ bị stress, lo âu… dễ dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.

3. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

Khi chưa nắm rõ các triệu chứng trẻ bị rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì, ba mẹ có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

Một số dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt mà phụ huynh cần nắm rõ như:

3.1. Chu kỳ kinh không đều

Thông thường, vòng kinh của phụ nữ là sẽ rơi vào khoảng 28 ngày - 30 ngày. Tuy nhiên, khi bị rối loạn kinh nguyệt, chu kỳ kinh sẽ ngắn hoặc dài hơn.

Để chắc chắn chu kỳ kinh nguyệt của con có đều không, ba mẹ nên theo dõi và ghi chép lại.

dấu hiệu kinh không đều ở tuổi dậy thì

3.2. Tình trạng thiểu kinh

Thiểu kinh được biển hiện khi bé gái diễn ra kinh nguyệt dưới 2 ngày. Theo đó lượng máu kinh không ra nhiều.

Nguyên do niêm mạc tử cung của các bé gái trong độ tuổi dậy thì còn khá mỏng.

3.3. Vô kinh

Vô kinh có nghĩa là không có kinh nguyệt. Có 2 trường hợp xảy ra vô kinh:

  • Trẻ có hành kinh muộn hơn so với bạn bè cùng lứa. Đây được gọi là kinh nguyệt nguyên phát.
  • Trẻ đã có kinh nguyệt nhưng không xuất hiện trong vòng hai tháng đến ba tháng tiếp theo.
biểu hiện kinh nguyệt ko đều ở tuổi dậy thì

3.4. Băng Kinh

Băng kinh xảy ra khi ra máu kinh quá nhiều và không kiểm soát được. Đây là một hiện tượng bất thường mà ba mẹ nên hết sức chú ý.

3.5. Rong Kinh

Rong kinh xảy ra khi kinh nguyệt của bé diễn ra trên một tuần mà không có dấu hiệu chấm dứt. Điều này có thể gây mất máu ở trẻ, dẫn đến suy nhược cơ thể.

Hiện tượng này thường gặp hơn ở trẻ bị rối loạn kinh nguyệt

kinh nguyệt thất thường ở tuổi dậy thì

3.6. Đau bụng dữ dội

Đau bụng trước khi đến kỳ kinh nguyệt là một trong những dấu hiệu gây rối loạn kinh nguyệt.

Các con có thể nhận thêm một số triệu chứng khác như: tâm trạng cáu gắt, mất ngủ, ăn không ngon,...

3.7. Kinh nguyệt thay đổi màu sắc

Khi thấy màu sắc của kinh nguyệt biến đổi khác thường, ba mẹ cần lưu ý và có thể đưa trẻ đi khám.

Màu sắc của máu kinh có thể chuyển từ màu đỏ đậm sang màu hồng nhạt, hoặc nâu,... Thậm chí máu kinh có thể vón cục… Đây là những dấu hiệu không thể bỏ qua.

4. Hiện tượng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì có sao không?

Hiện tượng này được xem là hiện tượng sinh lý bình thường. Nguyên do là trong những năm dậy thì đầu tiên của các bé gái, ba cơ quan vùng dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng chưa hoạt động ổn định.

Để kinh nguyệt được điều hòa và xảy ra theo đúng chu kỳ, các bé gái phải cần đến từ 2 năm đến 3 năm.

Do đó, ba mẹ chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt cho các con. Hướng dẫn các con vệ sinh vùng kín đúng cách.

kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì có sao không

Tuy nhiên, không loại trừ khả năng kinh nguyệt không đều là dấu hiệu của bệnh lý về phụ khoa.

Một số bệnh có thể gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt như: cường giáp, hội chứng buồng trứng đa nang, rối loạn về ý thức,...

Để ngăn ngừa các nguy cơ có thể xảy ra, các bậc phụ huynh vẫn nên chăm lo, theo dõi tình hình kinh nguyệt của các con. Từ đó, sẽ đưa ra được lời khuyên cũng như chia sẻ đến các con.

5. Cách chữa rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

Ba mẹ không nên chủ quan trước bất cứ dấu hiệu nào của rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì. Bởi trong nhiều trường hợp, tình trạng rối loạn kinh nguyệt có thể gây ra nhiều biến chứng.

Phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ duy trì một chế độ ăn uống, sinh hoạt và vệ sinh cá nhân đúng cách để cải thiện và điều hòa kinh nguyệt.

5.1. Về chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt của các bé ở tuổi dậy thì. Do đó, ba mẹ nên tạo lập một chế độ ăn uống khoa học cho trẻ. Cụ thể:

khắc phuc rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì

Thực phẩm lành mạnh

Các thực phẩm lành mạnh luôn là lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe nói chung và sức khỏe phụ khoa nói riêng.

Trẻ cần được bổ sung vào chế độ ăn uống các loại rau xanh, trái cây tươi… Trong các thực phẩm này chức nhiều chất xơ giúp chống oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn rất tốt.

Các loại hạt, ngũ cốc, đậu nành cũng được bác sĩ khuyên dùng cho trẻ ở độ tuổi dậy thì. Đây là giai đoạn cơ thể trẻ phát triển cả về thể chất và trí tuệ. Do đó, các thực phẩm này giúp hỗ trợ trẻ phát triển khỏe mạnh.

Thực phẩm cần bổ sung

Nhóm thực phẩm giàu omega 3 như: cá béo, cá hồi, cá ngừ,...

Các bé gái trong giai đoạn kinh nguyệt thường bị thiếu sắt do mất máu nhiều. Vì vậy, bổ sung sắt thông qua các loại thực phẩm tự nhiên như thịt bò, thịt lợn, thịt lợn sẽ rất có lợi.

cách chữa kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì

Cố gắng nạp đủ nước cho cơ thể. Các chuyên gia khuyến cáo nên uống từ 1.5 lít nước đến 2 lít nước mỗi ngày.

Nguyên tắc ăn uống

Tuyệt đối không nhịn ăn giảm cân. Đây là một tình trạng không hiếm gặp đối với các bé gái bị thừa cân, béo phì.

Bởi việc sụt cân quá nhanh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho cơ thể, trong đó có rối loạn kinh nguyệt. Thay vì đó, các em nên có chế độ ăn lành mạnh và tập luyện thể thao.

Cố gắng thay đổi các thói quen xấu như: lạm dụng đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, các chất kích thích như cà phê, nước ngọt, rượu, bia,...

5.2. Về sinh hoạt cá nhân

Vệ sinh cá nhân đúng cách giúp phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở trẻ.

Đây thuộc về trách nhiệm của các bậc phụ huynh, do trẻ ở độ tuổi dậy thì chưa có nhận thực đầy đủ về vệ sinh vùng kín. Ba mẹ cần hướng dẫn chi tiết và đầy đủ cho các bé gái.

  • Thực hiện vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng nước sạch hoặc dung dịch phụ nữ có độ pH vừa phải.
  • Thực hiện vệ sinh nhẹ nhàng, tránh thụt rửa quá sâu vào âm đạo. Điều này có thể gây tổn thương âm đạo, viêm nhiễm vùng kín.
cách chữa rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì
  • Băng vệ sinh sử dụng trong những ngày “ rụng dâu” cần được thay thường xuyên, nhằm tránh tích tụ vi khuẩn.
  • Lựa chọn những loại trang phục thoải mái, không bó sát vùng kín.
  • Tắm bồn quá lâu cũng không được khuyến khích. Bởi sẽ tạo thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.

5.3. Thăm khám

Khám phụ khoa đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện và phòng ngừa kinh nguyệt không đều.

Một số bé gái bị kinh nguyệt không đều là dấu hiệu của bệnh lý phụ khoa. Do đó, nếu các triệu chứng kể trên kéo dài và dấu hiệu nặng hơn, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ.

  • Trong vòng 3 tháng trẻ không có chu kỳ kinh nguyệt.
  • Vùng kín ra khí hư kèm mùi hôi tanh khó chịu, kèm theo dịch âm đạo có màu bất thường
  • Tình trạng rong kinh kéo dài, xuất hiện thêm các triệu chứng đau bụng, toát mồ hôi, mệt mỏi,...
  • Máu kinh vón cục, có màu đen,...
  • Tụt cân không rõ lý do.

6. Địa chỉ chăm sóc sức khỏe cho các bé ở tuổi dậy thì

Kinh nguyệt không đều kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe sinh sản của trẻ ở tuổi dậy thì. Do đó, ba mẹ cần đặc biệt lưu ý về chu kỳ kinh nguyệt của các bé gái.

Bên cạnh đó, cho trẻ đi khám phụ khoa định kỳ hàng năm sẽ giúp tầm soát các bệnh lý về phụ khoa. Mỗi ngày, Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà tiếp nhận hàng trăm trường hợp bậc phụ huynh đưa con đi khám phụ khoa.

địa chỉ điều trị rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì

Điều đó chứng tỏ ba mẹ ngày càng quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe phụ khoa của con cái. Đồng thời, Hồng Hà trở thành địa chỉ chăm sóc sức khỏe tin cậy cho các bé ở tuổi dậy thì.

Tại đây, các bé sẽ được thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm và tay nghề cao. Các phương pháp kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới luôn được các bác sĩ cập nhật thường xuyên.

Bệnh viện Hồng Hà luôn chú trọng vào đầu tư vào cơ sở vật chất. Nhờ đó, người bệnh luôn nhận được sự thăm khám và điều trị tốt nhất với chi phí phù hợp.

Khi các con xuất hiện các dấu hiệu kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì, ba mẹ nên đưa bé đến Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà để được thăm khám và điều trị.

Vũ Thị Hồng Hạnh

ThS. BS Vũ Thị Hồng Hạnh

  • Chuyên gia 30 năm kinh nghiệm điều trị vô sinh hiếm muộn & bệnh sản phụ khoa
  • Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa sản Đại học Y Hà Nội
  • Bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Related Posts

Nhận thêm kiến thức khi để lại mail

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form